Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Văn Hóa Việt Nam: Nguồn gốc một số địa danh miền Nam (Hồ Đình Vũ)

An essay on the interesting - and often practical - roots and meanings of some locales in southern Việt Nam.

LỊCH SỬ CÁC ĐỊA DANH
Hồ Đình Vũ

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

    Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy? Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn “Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ” của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

Phần 1: Tên do địa hình, địa thế

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
"Gió đưa gió đẩy
...
về giồng ăn dưa..."

     Giồng là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: "Trên đất giồng mình trồng khoai lang..." Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện). Lại nhắc đến một câu hát khác: "Ai dzìa Giồng Dứa qua truông Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em..."

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Luơng đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

     Truông là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ. 

     "Thương em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang" Tại sao lại có câu ca dao này? Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.
     
      Phá là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh ThừaThiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.

      Bàu là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

     Đầm chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng vẫn dòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.

     Bưng từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng... mọc... Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.

      Láng chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên, do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.

     Trảng chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom, Trảng Táo.

       Đồng khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.

     Hố chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.

Phần 2: Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer

Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa một cách tài tình.

     Cần Thơ: Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "cần" và "thơ". Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa.Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer "kìntho", là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá "lò tho". Từ quan điểm vững chắc rằng "lò tho" là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer "kìntho",người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer "kìntho".

     Mỹ Tho: Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, "mỹ" và "tho", không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là "Srock Mỳ Xó" (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.

     Sóc Trăng: Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer "Srock Khléang". Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt).Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên, châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.

      Bãi Xàu: Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer "bai xao" có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.

     Kế Sách: Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Củu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K'sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer "k'sach".

     Một số địa danh khác: Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của "k'ran", tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn. Trà Vinh xuất phát từ "Prha Trapenh" có nghĩa là ao linh thiêng. Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer "Prek Trakum", là sông rau muống (trakum là rau muống). Sa Đéc xuất phát từ "Phsar Dek", phsar là chợ, dek là sắt. Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer "srala",là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo. Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer "Tưck Khmau", có nghĩa là nước đen.

      Phần 3: Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn

Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi,người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu.

     Chợ: Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức.

Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau:
- Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ  Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn.
- Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo, chợ Bà Rịa.
- Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn.

     Xóm: là một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí. Trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình... Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị. Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm luới hay làm bủa để nuôi tằm).

     Thủ: là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên "thủ" đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An),Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

     Bến: ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò, xe hàng, xe lam... Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức. Bến Gỗ ở Biên Hòa. Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như: Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).

     Một số trường hợp khác: có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch.. .thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ... Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận.

Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé . Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai. "Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về." Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản "thủ" ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.

Kết:

Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên thủy đã biến mất theo thời gian. Thí dụ, Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán... chứ còn cái chợ có cái quán đố ai mà tìm cho ra được. Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn.

Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối. Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi).

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

Á Căn Đình Accessories afghan Ái Nhĩ Lan Amigurumi Art Ấn Độ Bá hạp Ba rọi chay Ba Tây Ba Tư baby crochet baby knitting Baby learn Bạc hà Bạch hoa Bạch quả bag Bags balloons Bạn Thú Mến Yêu Bánh Bánh canh Bánh cuốn Bánh gạo Bánh lọt Bánh mì Bánh mì vụn Bánh nướng Bánh nướng xốp Bánh quy giòn Bánh tráng gỏi cuốn Bánh tráng Mễ Tây Cơ Bào ngư chay Bao tử chay Bavaria Bắp Bắp cải Bắp non Bất động sản Bead belts Benin Bếp Chay Thanh Nhẹ Bí đao Bí đỏ Bí ngô Bí sợi Bí vàng Bí xanh Biến Đổi Khí Hậu Bo bo books booties bows boxes Bốn Biển Một Nhà Bông cải trắng Bông cải xanh Bột bắp Bột bí đỏ Bột cà-ri Bột cacao Bột carob Bột dâu tây Bột gạo Bột làm bánh Bột mì Bột mì căn Bột mì Lá ngải diệp Bột nếp Bột pizza Bột quế Bột rau câu Bột tảo bẹ Bột trà xanh Bơ carmarel thuần chay Bơ dừa Bơ đậu nành Bơ thuần chay Bơ-gơ thuần chay bracelet Bún Bún tàu Cà chua Cà đĩa Cá hồi thuần chay Cá ngừ thuần chay Cá thuần chay Cà tím Cá tuna thuần chay Cá viên thuần chay Cà-rốt Cách âm phòng karaoke Cải bắp thảo Cải bẹ trắng Cải bẹ xanh Cải dúm Cải lùn Cải tàu Cải thảo Cải xanh Trung Hoa Cải xoăn Cải xoong cake Cam Cam thảo Cameroon candles candy Cánh hoa sen Cards carving carving fruit carving fruits Cần tàu Cần tây Chà bông thuần chay Chả đậu hủ Chả gà thuần chay Chà là Chả ngưu báng thuần chay Chả thuần chay Chăm Sóc Tuổi Thơ Chân nấm đông cô Chất đạm chay Chất đạm chay lớn mỏng Chí Lợi Chuối clay Cỏ lúa mì Cõi Thơ coloring Costa Rica Cơm nếp crafts crochet crochet pattern cross stitch Củ cải mặn Củ cải trắng Củ dền Củ dong Củ hũ dừa Củ năng Củ sắn Củ sâm Củ sen Cua chay Cùng Đọc Sách Hay Curtain cutting paper Cười Cười Cười Cừu chay Dâu đen Dâu mâm xôi Dâu tây Dâu xanh Dịch vụ vệ sinh dress Dừa bào khô Dưa cải Dưa chua Nhật Dưa hấu Dưa leo Dưa ngọt Dừa sấy Dược thảo Dương xỉ Đại Hàn Đại hoàng Đậu bắp Đậu bồ đào Đậu cô-ve Đậu đen Đậu đỏ Đậu đũa Đậu garbanzo Đậu Hòa Lan Đậu hủ Đậu lăng Đậu Mễ Tây Cơ Đậu nành Đậu nành non Đậu ngọt Đậu ngự Đậu phộng Đậu pinto Đậu que Đậu tây đỏ Đậu ve Đậu xanh Đùi gà thuần chay Đường thốt nốt earring Embroidery fashion Felt flower arrangement flowers crochet Folding paper food food decor Funny Gà thuần chay Gà thuần chay viên tròn Gabon Gạo Gạo bát bửu Gạo lứt Gạo nếp than Gạo tấm garden Ghana Giá Giá alfalfa Gia Nã Đại Giá sà-lách Gia vị ăn cơm Gia vị bánh bí đỏ Giấy dán tường gift Gifts Giới Trẻ Ăn Chay Giúp Nhau Khi Cần glass gloves Góc Đẹp Tâm Hồn Gừng Gương Sáng Muôn Đời Hair hair clip Ham nhão đỏ thuần chay Ham nhão trắng thuần chay Ham thuần chay Hạnh nhân hat Hạt anh túc Hạt bạch đậu khấu Hạt Bổ Hạt bồ đào Hạt cây dành dành Hạt dẻ Hạt dưa egusi Hạt điều Hạt egusi Hạt gai dầu Hạt hồ đào Hạt hướng dương Hạt kê Hạt kiwi Hạt kukui Hạt lanh Hạt macadamia Hạt nhục đậu khấu Hạt phỉ Hạt sen Hạt súng Hạt thì là Ai Cập Hạt thông hats Hoa cúc khô Hoa Kỳ Hòa Lan Hoa-Củ-Đậu-Nấm Hoài sơn holiday craft holiday crafts home and garden Hồng Kông Hộp bánh flan Hột lười ươi Hủ tiếu dai Hung Gia Lợi Hương thảo Ích Quốc Lợi Dân jewelery jewelry Kem Kem chua Kem chua đậu hủ Kem đậu nành Kem lạnh thuần chay Kenya Khai vị Kho Khoa Học Ngày Nay Khoai lang Khoai môn Khoai mỡ Khoai sọ Khoai tây Khoai tây chiên Khoai từ Khóm Khổ hoa Không gian đẹp Không nấu Khu Vườn Nhà Ta Khuôn Vàng Thước Ngọc Kiều mạch Kim châm Kimchi kirigami knitting knitting pattern knot Kỷ tử Lá dứa Lá hoành thánh Lá khoai lang Lá khoai sáp Lá lốt Lá rong biển Làm Thế Nào Để Lễ Hội Ăn Chay Lễ Tình Thương Lời Thương Cho Bạn Trẻ Lúa mì Lươn thuần chay Mã Lai Ma-rốc Magazine make up making flower making flowers Making toys Màn cửa Măng non Măng nước Măng tây Mật cây thùa Me chín Men bia Mễ Tây Cơ Mì căn Mì chay Mì chiên thuần chay Mì lasagna Mì Lo Shi Fun Mì Nhật Mì pasta Mì spaghetti Mì trà xanh Mì Ý Mì Ý xoắn Mía mittens Món Á Đông Món ăn chính Món ăn ngày Tết Món ăn Ngày Tết Món ăn ngọt Món ăn nhẹ Món ăn tiệc Món bún mì Món cà-ri Món cháo Món chay cho bạn thú Món chiên Món chính Món cơm Món cuốn Món điểm tâm Món gia vị Món gỏi Món hấp Món khai vị Món kho Món nấu Món ngâm chua Món nướng Món súp và canh Món tay cầm Món trẻ em Món xào Món xôi Môi Trường Quanh Ta Mù-tạc xanh wasabi Mua Sắm Hàng Chay Mực thuần chay Mướp hương Mướp tây Mứt Mứt mận nail Nail art Nam Dương Nam việt quất Nấm Nấm bào ngư Nấm dẻ Nấm Đông Cô Nấm đông cô tươi Nấm hào Nấm hầu thủ Nấm hương Nấm khô Nấm kim Nấm mèo Nấm mực Nấm nút Nấm porcini Nấm portobello Nấm rơm Nấm sò Nấm trà Nấm trai Nấm tuyết necklace Nếp Nếp Sống Ăn Chay Nga Ngải búng Nghệ Ngũ cốc Người Trường Chay Ngưu báng Nhà đẹp Nhãn khô Nhật Bản Nho Nho đen Nho khô Nói Không Với Ma Túy Nói Không Với Phá Thai Nói Không Với Rượu Nói Không Với Thuốc Lá Nội thất Nội thất gỗ Nội thất nhà bếp Nội thất phòng tắm Nội thất Văn Phòng Nui Odika Oregano khô Origami Ô-liu Ớt chuông Ớt đỏ Ớt jalapeno Ớt ngọt Ớt xanh Ớt xào xanh painting Paper Patchwork Pháp Phi Luật Tân Phim Hoạt Họa Phó-mát kem đậu hủ Phó-mát thuần chay Phong thủy Phòng Trẻ Em Phổ tai Phở khô pictures Pillows plastic poncho Quả bơ Quả dâu Quả lạc tiên Quả lai Quả mâm xôi Quả mận Quả mơ Quả Ngon Quả sung Quách Tĩnh-Hoàng Dung Ăn Chay Quán Chay Nở Rộ Quilling paper Quilt Rau argula Rau cải sợi Rau cải thập cẩm Rau dền Rau đậu thập cẩm Rau muống Rau Tươi Rau xanh recycle recycling repair work Rễ sâm ribbon Riềng rings Rong biển Rong biển non Rong biển wakame rugs Sà-lách Sà-lách búp Sà-lách son Sà-lách tròn Saigon Pearl Sắt thép thế giới Sắt thép Việt Nam Sầu riêng scarves Semolina sewing shawls shoes and sandals Siberia skirt Slovenia soap socks Sofa Sô-cô-la Sống Đẹp Sống Xanh Su su Sudan Súp Sữa chua Sữa đậu nành Sữa gạo Sứa thuần chay Sức Khỏe Của Bạn Sườn thuần chay Sương sáo sweater tablecloths Tài Nguyên: Nước Táo Tảo bẹ Tảo biển Tảo đỏ vụn Táo Tàu Tàu hủ ky Tàu hủ ky non Tàu hủ ky tươi Tàu xì Tân Gia Ba Tây Ban Nha Tempeh Thạch dừa Thạch rau câu Thái Lan Thì là Thị trường nội thất Thiên Nhiên Thư Giãn Thiết kế phòng karaoke Thịt bê thuần chay Thịt bò chay Thịt bò chay khô Thịt bò chay loại trong hộp Thịt bò chay mỏng Thịt bò chay vụn loại trong hộp Thịt chay Thịt chay khô loại vụn Thịt chay khô miếng lớn Thịt chay khô mỏng Thịt chay khô tròn Thịt chay khô vụn Thịt chay nhão thuần chay Thịt chay sợi khô Thịt chay vụn Thịt giò thuần chay Thịt heo chay khô Thịt khô chay mỏng màu nâu Thịt quay thuần chay Thịt steak thuần chay Thịt thuần chay Thức uống Tin Tức Tin Vui Ăn Chay Tóc tiên Togo Tôm càng bơ thuần chay Tôm chay Tôm thuần chay Tôm viên chay Trà Trái hoa hồng Trang trí cầu thang Trang trí nhà đẹp Trang trí nội thất Trang trí phòng khách Trang trí phòng làm việc Trang trí phòng ngủ Trung Hoa Truyền Thống Ăn Chay Tutorial Tutorial video Tùy Bút Tươi sống Tương Cự Đà Tương đậu cay Tương miso Tương ngọt TV Úc Đại Lợi underwear Valentine's day Văn Hóa Việt Nam Vật liệu xây dựng Vệ sinh nội thất Vi cá thuần chay Vì Sao Ăn Chay Video video tutorial Việt Nam Vịt thuần chay Vịt chay quay vàng Vịt quay thuần chay Vỏ bánh chả giò Vỏ bánh puff pastry Vỏ bánh xếp Vỏ Shaddock Vũ Trụ Bao La Vườn Nhạc weaving wedding wood Xí muội Xi-rô cây thích Xi-rô cây thùa Xi-rô hoa hồng Xoài Xoài xanh Xốt Xốt cà chua đặc Xốt burrito chay Xốt cà chua Xốt mayonnaise thuần chay Xốt nướng chay Xốt spaghetti Xúc-xích chay Ý Đại Lợi Yến mạch